Lượt xem: 2921
So sánh cam kết sở hữu trí tuệ trong EVFTA và CPTPP
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), bên cạnh những nội dung khác như thương mại, đầu tư, tài chính, viễn thông, môi trường…, sở hữu trí tuệ (SHTT) là vấn đề quan trọng của cả hai Hiệp định.

Các cam kết SHTT nói chung và thực thi quyền SHTT nói riêng trong hai Hiệp định trên ở mức độ cao, toàn diện, phạm vi các vấn đề điều chỉnh đa dạng hơn và nâng cao mức bảo hộ quyền SHTT so với chuẩn mực quốc tế được thiết lập trước đó. Bài viết đưa ra sự so sánh các cam kết chính về SHTT giữa EVFTA và CPTPP.

Nội dung

EVFTA

CPTPP

1. Các vấn đề chung

a) Không phân biệt đối xử

Đối xử Tối huệ quốc

Đối xử quốc gia

b) Phạm vi đối tượng

Tương ứng với Hiệp định TRIPS

Tương ứng với Hiệp định TRIPS

c) Cạn quyền

Tự do quy định

Tự do quy định

d) Gia nhập điều ước quốc tế

- WCT (Quyền tác giả): 3 năm

- WPPT (Nhà sản xuất bản ghi âm): 3 năm

- Thỏa ước La Hay (KDCN): 2 năm

- WCT (Quyền tác giả): 3 năm

- WPPT (Nhà sản xuất bản ghi âm): 3 năm

- Budapest (Nộp lưu chủng vi sinh): 2 năm

2. Các vấn đề cụ thể

a) Nhãn hiệu

Tương đương TRIPS

Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, nỗ lực bảo hộ nhãn hiệu mùi

Cơ sở dữ liệu điện tử về đơn và đăng ký

- Cơ sở dữ liệu điện tử về đơn và đăng ký;

- Đăng ký và duy trì hiệu lực bằng điện tử.

Không quy định

Không cần đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng là điều kiện hiệu lực của hợp đồng

Không quy định

Phải có thủ tục giải quyết tranh chấp tên miền trùng, tương tự với nhãn hiệu nhằm mục đích thu lợi

b) Chỉ dẫn địa lý

Công nhận và bảo hộ 169 CDĐL của EU, 39 CDĐL của Việt Nam

Không quy định

Mức độ bảo hộ cho 169 CDĐL tương đương bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh

Không quy định

Không quy định

Phải từ chối CDĐL nếu có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu

c) Sáng chế

Cơ chế đền bù cho chủ sở hữu sáng chế do sự chậm trễ bất hợp lý trong việc cấp phép lưu hành thị trường

Đã tạm hoãn thi hành

Không quy định

12 tháng ngoại lệ

Không quy định

Phải cho công chúng tiếp cận thông tin về hồ sơ đơn

d) Thông tin bí mật (dữ liệu thử nghiệm)

Bảo mật: 05 năm cho cả dược phẩm và nông hóa phẩm (tương tự TRIPS)

Bảo mật + độc quyền:

- 05 năm đối với dược phẩm (Đã tạm hoãn thi hành)

- 10 năm đối với nông hóa phẩm (thời hạn chuyển tiếp 5 + 5).

e) Thực thi dân sự

Không quy định

Áp dụng thủ tục, chế tài trong môi trường kỹ thuật số như môi trường thực (đối với nhãn hiệu, quyền tác giả và quyền liên quan)

Tương tự

Giả định về chủ thể quyền

Tương tự

Bên thua phải trả cho bên thắng:

- Phí và chi phí của toà

- Phí luật sư hợp lý của bên thắng

- Chi phí khác (Áp dụng nếu pháp luật quốc gia quy định)

Thẩm quyền hoặc tiêu hủy hoặc phân phối ngoài kênh thương mại

Phải bao gồm thẩm quyền buộc tiêu hủy theo yêu cầu của chủ thể quyền

f) Thực thi biên giới

Kiểm soát hàng nhập khẩu/ xuất khẩu xâm phạm quyền SHTT (nếu xuất khẩu là xâm phạm quyền theo pháp luật quốc gia)

Kiểm soát hàng nhập khẩu xâm phạm quyền SHTT

Chủ động trong việc phát hiện và xác định hàng nghi ngờ xâm phạm và hợp tác với chủ thể quyền

Chủ động kiểm soát (không cần yêu cầu của chủ thể quyền): 3 năm chuyển tiếp.

g) Thực thi hình sự

Không quy định

Xử lý hình sự đối với hành vi cố ý nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng hóa sao lậu bản quyền ở quy mô thương mại (có thể thi hành thông qua hành vi phân phối)

Không quy định

Xử lý hình sự không cần yêu cầu chủ thể quyền hoặc người thứ ba (3 năm chuyển tiếp).

Không quy định

Xử lý hình sự hành vi quay phim trong rạp gây thiệt hại cho chủ thể quyền (3 năm chuyển tiếp)

 

1. Tối huệ quốc

Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Ðiều I của Hiệp định GATT (mặc dù bản thân thuật ngữ ”tối huệ quốc” không được sử dụng trong điều này).

Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Nguyên tắc MFN được quy định trong trong Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1947 (viết tắt là GATT) áp dụng đối với ”hàng hoá”, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (Ðiều 2 Hiệp định GATS), và sở hữu trí tuệ (Ðiều 4 Hiệp định TRIPS).

2. Nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng, nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác của mình. Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: Mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác “ưu tiên nhất”. Nếu một nước dành cho một đối tác của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được “ưu tiên nhất”.

3. Mục đích áp dụng nguyên tắc MFN

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc - MFNtrong hệ thống thương mại đa phương tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các thành viên khi cùng vào thị trường của một thành viên nào đó. Với sự tồn tại của nguyên tắc đối xử MFN, các quốc gia sẽ được bảo đảm rằng quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc gia khác chế độ thương mại ưu đãi hơn, qua đó triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiên của họ đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể trong cạnh tranh với các quốc gia liên quan đó.

(Ảnh đại diện từ Internet)

Nguyễn Phạm Thu Hiền

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1272151
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.